Cách cải tạo nhà cũ tối ưu công năng tiết kiệm chi phí

Đăng bởi Khánh Ly
06/03/2020
842
Nếu như bạn đang có ý định cải tạo ngôi nhà cũ của gia đình mình sao cho thật đẹp, tiện nghi tối ưu công năng mà lại tiết kiệm chi phí. Vậy đừng bỏ qua những kinh nghiệm cải tạo nhà cũ mà các chúng tôi chia sẻ ngay sau đây.

Không gian sống trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và hiệu quả làm việc của con người. Sau vài năm sử dụng, căn nhà của bạn sẽ cũ kỹ và xuống cấp, nên bạn muốn chuyển sang căn nhà mới. Tuy nhiên, bạn không có quá nhiều tiền để dỡ bỏ nhà cũ hoặc chi 1 khoản lớn cho mua nhà mới. Chính vì thế sửa chữa cải tạo nhà cũ thành mới đẹp là phương án thích hợp nhất để cải tạo chất lượng cuộc sống mà không tốn quá nhiều chi phí.

Và nếu như bạn đang có ý định cải tạo ngôi nhà cũ của gia đình mình sao cho thật đẹp, tiện nghi tối ưu công năng mà lại tiết kiệm chi phí. Vậy đừng bỏ qua những kinh nghiệm cải tạo nhà cũ mà các chúng tôi chia sẻ ngay sau đây.

1. Cải tạo nhà ở là gì và các hạng mục cải tạo nhà cơ bản

1.1 Cải tạo nhà ở là gì?

Theo Luật nhà ở hiện hành, "Cải tạo nhà ở là việc nâng cấp chất lượng, mở rộng diện tích hoặc điều chỉnh cơ cấu diện tích của nhà ở hiện có."

Việc cải tạo nhà cũ thường được tiến hành khi nào? Vấn đề cải tạo nhà cũ thường được đặt ra khi không gian nhà cũ có thiết kế công năng sử dụng chưa hợp lý gây khó khăn cho việc sử dụng, bố trí nội thất, thiếu sáng, cần mở rộng diện tích sử dụng nhà ở. Hoặc trong trường hợp nhà ở cũ nát xảy ra các vấn đề xuống cấp về chất lượng như sụt lún, nghiêng tường, nứt sàn, thấm dột gây mốc, ẩm…

Nếu cải tạo nhà tiết kiệm và đúng kỹ thuật thiết kế đến thi công thì có thể chi phí bằng 1/3 chi phí phá dỡ và xây dựng mới nó phù hợp với khả năng tài chính của gia đình và vẫn đảm bảo được công năng sử dụng, nhà mới và chất lượng do tận dụng được móng, tường, sàn nhà tầng...

Hình ảnh: Cải tạo nhà ở là gì và các hạng mục cải tạo nhà ở cơ bản
Hình ảnh: Cải tạo nhà ở là gì và các hạng mục cải tạo nhà ở cơ bản

1.2 Các hạng mục cải tạo nhà cơ bản

Việc cải tạo nhà ở như thế nào thường sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của chủ nhà cũng như quá trình trao đổi của chủ nhà và kiến trúc sư. Tuy nhiên, về cơ bản việc cải tạo nhà cửa sẽ có các hạng mục cơ bản tiêu biểu sau:

- Cải tạo kết cấu nhà ở: mở rộng diện tích hoặc xây thêm tầng khi nhà có diện tích nhỏ hẹp

- Cải tạo cải tạo móng nhà, nền nhà: Nâng nền khi cải tạo nhà thấp hơn đường hay xử lý cải tạo sàn nhà và móng có sụt, lún, nứt…

- Cải tạo nhà cũ đẹp: nâng cấp nội thất hay chuyển đổi công năng sử dụng công trình…

- Cải tạo không gian phòng khách, ngủ trong nhà.

- Cải tạo lại nhà bếp cũ nhỏ đẹp,

- Cải tạo nhà phòng tắm nhỏ, nhà vệ sinh nhỏ đẹp tiện ích, chống thấm...

- Cải tạo mái nhà: chống thấm dột, chống nóng, chống ồn hay cải tạo nhà mái bằng, mái tôn thành mái thái.

- Cải tạo trần nhà thấp hay dột, thấm...

- Cải tạo cầu thang cũ lắp cầu thang máy...

- Cải tạo tường nhà cũ: trát lại, chống thấm, hay cải tạo nhà xây tường chịu lực...

- Xử lý sự cố thấm, dột, lún, nứt, nóng, ồn do kết kết cấu nhà cũ nát.

Cải tạo nhà cũ đẹp, cải thiện chất lượng, mở rộng không gian sẽ có rất nhiều hạng mục và sẽ tùy theo hiện trạng nhà ở, nhu cầu, chi phí cải tạo để lựa chọn phương án cải tạo nhà cũ sao cho thích hợp.

Hình ảnh: Cải tạo nhà cũ mang đến nhiều lợi ích cho không gian sống đã cũ kỹ và xuống cấp
Hình ảnh: Cải tạo nhà cũ mang đến nhiều lợi ích cho không gian sống đã cũ kỹ và xuống cấp

2. Lợi ích của việc cải tạo nhà cũ

Thay vì xây mới, cải tạo nhà cũ để sở hữu diện mạo hoàn toàn mới mang lại khá nhiều lợi ích dành cho bạn. Một vài lợi ích có thể điểm qua như sau:

Giảm thiểu chi phí so với xây mới

Sở dĩ, những ngôi nhà cũ thường chọn cải tạo thay vì xây mới bởi khả năng tiết kiệm chi phí tối ưu. So với xây mới, sửa chữa sẽ tiết kiệm tới hơn 50% chi phí. Bạn sẽ không mất tiền làm móng, tiền xây tường…. Đây được xem là những chi phí khá tốn kém khi bạn đập đi xây mới. Điều quan trọng hơn bạn vẫn có thể đảm bảo ngôi nhà có một diện mạo hoàn toàn mới, mà ít ai biết được chúng là ngôi nhà cũ vừa được tu sửa lại.

Tiết kiệm thời gian

Cải tạo nhà cũ thành mới giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều so với việc đập đi xây mới. Thay vì, chờ đợi làm móng, xây tường bạn có thể bắt tay vào tu sửa ngay lập tức. Vì vậy, đây chính là giải pháp hoàn hảo nhất cho bạn nếu bạn không có nhiều thời gian.

Đơn giản trong việc làm thủ tục

Nếu xây mới bạn phải chuẩn bị thủ tục khá nhiều trong khâu xin cấp phép từ cơ quan quản lý. Tuy nhiên, nếu chỉ là cải tạo mọi thủ tục được giảm bớt, bạn sẽ mất tối đa 20 ngày chờ đợi đã có được giấy phép cấp quyền tu sửa.

Sở hữu diện mạo hoàn toàn mới cho ngôi nhà

Bạn sẽ có được ngôi nhà với diện mạo hoàn toàn mới và phù hợp với mong muốn của bạn. Bạn có thể cải tạo bằng cách thay màu sơn của căn nhà, thay đổi thiết kế không gian sinh hoạt chung, mở rộng thêm phòng ngủ…. Tóm lại, bạn có thể thay đổi hoàn toàn theo ý thích với một bản vẽ đã chuẩn bị từ trước.

Lưu giữ những góc kỷ niệm

Một ưu điểm chỉ có ở cải tạo nhà cũ thành mới chính là lưu giữ những góc kỷ niệm. Thay vì, phá xây mới hoàn toàn bạn có thể chọn lọc tu sửa các góc trong ngôi nhà. Những vị trí nhiều kỷ niệm muốn lưu giữ sẽ không chịu bất cứ tác động nào.

Hình ảnh: Cách cải tạo nhà cũ đẹp tiết kiệm chi phí cho gia chủ
Hình ảnh: Cách cải tạo nhà cũ đẹp tiết kiệm chi phí cho gia chủ

3. Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ đẹp tiết kiệm chi phí

Để đảm bảo ngôi nhà hai tầng cũ của mình có một “diện mạo” hoàn toàn mới, hợp xu thế, tiện nghi các bạn cần lưu ý những kinh nghiệm sửa chữa sau:

Dự trù kinh phí

Sửa chữa nhà một một việc làm lớn tốn kém rất nhiều chi phí. Do đó, để đảm bảo việc sửa chữa diễn ra thuận lợi đúng kế hoạch các bạn cần phải dự trù được kinh phí sửa chữa. Tùy theo mục đích sử dụng, yêu cầu sửa chữa căn nhà mà các bạn dự trù kinh phí sao cho hợp lý. Tuy nhiên các bạn cần nhớ không nên chuẩn bị kinh phí sửa nhà đủ mà cần thừa.

Lên phương án cải tạo

Tùy theo hiện trạng của căn nhà cũng như nhu cầu sử dụng của gia đình trong tương lai mà các bạn lên phương án cải tạo cho phù hợp. Ví dụ nếu các bạn muốn cải tạo thiết kế, tính thẩm mỹ của ngôi nhà có thể dóc vữa sau đó chát và sơn lại. Hoặc nếu căn nhà cũ chật bạn muốn cải tạo diện tích có thể cơi nới bằng cách xây thêm tầng…

Chọn thời điểm cải tạo

Một kinh nghiệm “xương máu” mà các kiến trúc sư, thợ xây dựng chia sẻ đó là không nên cải tạo nhà vào dịp cuối năm. Bởi cuối năm là thời điểm thợ thi công vô cùng khan hiếm, đồng thời vật liệu thi công ở thời điểm này cũng tăng khá cao. Chính vì thế, nếu lựa chọn dịp cuối năm để cải tạo nhà thì bạn phải xác định mất thêm một khoản chi phí chênh lệch tiền công, vật tư.

Lựa chọn vật liệu cải tạo nhà ở phù hợp

Tính toán nên lựa chọn loại vật liệu xây dựng nào tối ưu cho không gian, giá rẻ như: cải tạo nhà bằng vật liệu nhẹ như vách ngăn nhựa, gạch xốp… để không ảnh hưởng kết cấu mà tiết kiệm… Đồng thời, nên khảo sát giá vật liệu để chọn đơn vị phân phối giá rẻ.

Chọn đơn vị thi công uy tín, chuyên nghiệp

Dù là xây mới hay cảo tạo nhà cũ nhà thì đơn vị thi công đóng vai trò quyết định đến chất lượng cũng như tính thẩm mỹ của công trình. Một đơn vị cải tạo nhà chuyên nghiệp, uy tín sẽ tư vấn cho khách hàng phương án cải tạo tối ưu với mức chi phí hợp lý, đảm bảo tiến độ thi công…

Muốn tiết kiệm chi phí tối ưu nên nhớ thêm những lưu ý sau:

  • Nên tận dụng những vậy thứ đang có trong nhà tránh lãng quên và bỏ đi một cách hoang phí
  • Không nên chạy theo xu hướng hàng hiệu, hàng đắt tiền khi chọn phương án cải tạo tiết kiệm
  • Chỉ xây thêm khi cần thiết, tránh lãng phí, không sử dụng
  • Tính toán vật dụng, chi tiêu hợp lý.

Trên đây là những thông tin về Cách cải tạo nhà cũ tối ưu công năng tiết kiệm chi phí giúp quý khách có thể làm cho ngôi nhà gia đình mình đẹp nhất. Cảm ơn quý vị đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Cách cải tạo nhà cũ tối ưu công năng tiết kiệm chi phí, 1 rm_ratings 1 rm_ratings
5/5 - Có 1 Bình chọn
vào Tạp chí mẹ và bé nuoidaycon.com.vn xem thông tin về thai bao nhiêu tuần thì quay đầu