Xây nhà trên giếng cũ cần lưu ý những gì?

Đăng bởi Biên Nguyễn
20/11/2020
777
Bạn đang có ý định xây nhà trên nền có giếng cũ? bạn băn khoăn không biết cần lưu ý những gì? và những vấn đề gì cần xử lý? hãy theo dõi bài này nhé.

Giếng đào từ xa xưa rất phổ biến đối với mỗi nhà, hiện nay không còn được sử dụng nữa nhưng nó để lại những hố xâu trên nền đất. Khi bạn muốn xây nhà mà đất nhà bạn có giếng thì cần lưu ý những gì? cần làm những thủ tục gì để thuận phong thủy giúp cho công việc và cức khỏe tốt đẹp, chungcu365.com sẽ chia sẻ với các bạn những lời khuyên xử lý vấn đề này.

Để các bạn hiểu rõ vấn đề này chungcu365.com sẽ giải thích cho các bạn theo 2 hướng quan điểm: khoa học và phong thủy.

1. Theo khoa học

Theo quan điểm khoa học thì có nên xây nhà trên đất có giếng không? Và nếu xây thì cần lưu ý những gì? Ngày xưa khi đất rộng và kinh tế kỹ thuật lạc hậu việc xây nhà trên giếng cũ là một điều kiêng kỵ. Bởi vì vùng đất có giếng cũ khi đặt móng nhà nên sẽ rất yếu, khi chịu trọng cải cả ngôi nhà sẽ dễ dàng gây ra hiện tượng sụt lún đổ nhà. Ngày nay dân cư đông, đất hẹp thì việc tận dụng mỗi m2 đất là điều rất quan trọng. Sự phát triển của công nghệ và kỹ thuật giúp cho việc xây nhà trên đất có giếng cũ không còn là vấn đề quá lớn. Vậy khi xây nhà trên đất có giếng cũ cần lưu ý những gì khi thi công?

1.1 Chọn loại móng nhà

Nếu trên mảnh đất có nền giếng cũ chúng ta có thể sử dụng móng cọc để thi công kết cấu móng nhà. Móng cọc là loại móng có cọc và đài cọc, dùng để truyền tải trong công trình xuống lớp đất tốt đến tận sỏi đá nằm ở dưới sâu. Người ta có thể đóng, hạ những cây cọc lớn xuống các tầng đất sâu, nhờ đó làm tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho móng. Cọc tre, cọc cừ tràm ở Việt Nam được sử dụng như một biện pháp gia cố nền đất dưới móng công trình. Ngoài ra ngày nay thường sử dụng cọc bê tông cốt thép bằng phương pháp ép cọc xuống nền đất tốt.

1.2 Những lưu ý khi xây nhà trên đất giếng

Đối với công trình có một tầng hầm và công trình chỉ có nửa tầng hầm

Khi thi công đào đất sử dụng biện pháp bảo vệ đơn giản, tạo mái dốc và làm thanh chống cục bộ, áp dụng giải pháp chống thấm bao bọc bên ngoài và bản thân kết cấu tự chống thấm cho tầng hầm, giải pháp này cũng đạt hiệu quả tốt. Nền nhà của công trình không xây trực tiếp trên nền đất yếu mà xây sàn rỗng bêtông cốt thép để tránh hiện tượng lún nền nhà xảy ra. Mặt khác, để tránh lún tại các công trình phụ nằm xung quanh công trình chính, các kỹ sư sử dụng biện pháp tạo khe lún để tách riêng công trình và xử lý tăng cường bảo vệ kịp thời. Về công trình đường, họ sử dụng biện pháp dự trù độ lún nền đường, ban đầu chỉ làm mặt đường tạm, sau khi nền đường lún ổn định mới làm mặt đường chính thức.

Quản lý chất lượng sản phẩm công trình

Công trình ở đây được duy trì theo hướng phát triển chất lượng sản phẩm cao nhất. Trong quá trình xây dựng, công ty xây dựng áp dụng rất nhiều biện pháp khống chế có hiệu quả, chẳng hạn như tập trung một địa điểm trộn bêtông và gia công cốt thép, còn các vật tư chính sẽ được tập trung do chủ đầu tư mua và cung cấp cho đơn vị thi công. Do những biện pháp quản lý nghiêm ngặt và chủ đầu tư trực tiếp cung ứng vật tư đến tận công trình với việc tổ chức giám sát của chủ đầu tư và tư vấn giám sát, từ đó tất cả các công trình đều thi công đúng tiến độ, đúng chất lượng, đúng thiết kế và điều đó đã chứng minh các công trình xây dựng nhà ở nói chung và nhà cao tầng trên nền đất yếu nói riêng đảm bảo được chất lượng.

Quản lý về chất lượng kỹ thuật thi công

Các công ty xây dựng đã áp dụng kỹ thuật chống sạt lở khi đào hố móng có độ sâu lớn và đào đất mềm với tốc độ nhanh, kỹ thuật dựng cốp pha kích cỡ lớn, bêtông có tính năng và cường độ cao, sử dụng phổ biến cốt thép cường độ cao, kỹ thuật nối cốt thép đường kính lớn, sử dụng cốp pha và dàn giáo kiểu mới, thi công dự ứng lực không kết dính... Ngoài ra, họ cũng đưa vào kỹ thuật mới xử lý nước thải oxy hóa... Ngoài ra, họ còn đưa vào máy ép cọc tự chuyển động có tải trọng lớn; kỹ thuật khung lưới cốt thép, cọc tròn bêtông dự ứng lực...

Quản lý về khâu nghiệm thu công trình

Trong quá trình thi công, chủ đầu tư mời kỹ sư của đơn vị giám sát tiến hành trực tiếp giám sát tại hiện trường, nghiệm thu công trình che khuất, nghiệm thu từng bộ phận, từng hạng mục và nghiệm thu sơ bộ hoàn công công trình. Sau khi nghiệm thu sơ bộ được thông qua, chủ đầu tư, đơn vị giám sát và nhà thầu cùng tiến hành nghiệm thu, sau khi đạt yêu cầu sẽ mời các ban ngành liên quan của Nhà nước tiến hành nghiệm thu hoàn công, toàn bộ công trình chỉ được bàn giao sau khi nghiệm thu đạt yêu cầu.

2. Theo phong thủy

Khi lấp hoặc đào giếng có theerl àm mất cân bằng âm dương trong nhà và quan trọng là chú ý giếng để lâu ngày có thể có những oan hồn hoặc vong trú ngụ ở đó. Nếu như không xử lý thì khi xây xong người sống hoàn toàn có thể bị những oan hồn hoặc vong đó quấy nhiễu.

2.1 Chọn ngày lấp giếng hợp với tuổi gia chủ

Trước khi lấp giếng nên chọn ngày lấp hợp tuổi với gia chủ để đảm bảo phong thủy. Dưới đây là một số ngày đẹp trong tháng để lấp giếng:

Tháng 1: Giáp Bính Nhâm Mậu: Tý

Tháng 2: Ất Đinh Tân:Sửu, Ất Tân Kỷ: Hợi

Tháng 3: Giáp Bính Canh Mậu: Tý, Canh Ngũ (ngọ)

Tháng 4: Giáp Bính Canh Mậu: Tý , Canh ngọ, Ất Đinh Quý: Sửu

Tháng 5: Ất Đinh Quý: Sửu, Ất Kỷ : Mùi, Bính Thìn

Tháng 6: Giáp Canh Bính: Thân

Tháng 7: Các Ngày Ngọ

Tháng 8: Bình Thìn, Kỷ Tỵ

Tháng 9: Các Ngày Ngọ

Tháng 10: Ngày Mùi, Ngày Dậu, Canh Tý, Canh Nhâm: Ngũ ( Ngọ)

Tháng 11: Giáp Bính Canh: Tuất , Ất Đinh Kỷ Quý: Mùi

Tháng 12: Bính Dần, Giáp Canh: Thân, Ất Kỷ: Hợi

2.2 Cách xử lý giếng có oan hồn, vong trú ngụ

Lấy ba cục đất sét vo tròn phơi nắng trong 21 ngày( cái này chắc dùng dương khí lấn âm khí của giếng). Sau đó, cắt tiết ba con gà ác thịt đen lấy huyết thoa lên, còn lông, xương gà đốt thành tro, hòa với nước mưa mà vứt xuống nơi định lấp, đoạn mới vứt liên tiếp ba cục đất sét nói trên. Ném từng cục một, mỗi lần ném khấn niệm “ tống xuất những điều bất hạnh, xui xẻo nếu có ở đây đã xảy ra ( do oan hồn người té giếng hay chết đuối)”

2.3 Cách lấp giếng để xây nhà hợp phong thủy

+ Cách 1:

- Trục hết các bi lên ( nếu không trục được thì cũng phải lấy được tấm rế lên, mỗi bi đục vài lỗ thủng càng to càng tốt), dùng một cây luồng to bằng cổ tay chẻ đôi ( loại còn non) thông ruột, rối quấn dây thép lại như khi chưa chẻ đôi , cắm vào lòng giếng dưới mức nước thường có khoảng 1m. Bỏ vào lòng cây luồng (nứa) 100 cây kim khâu và chỉ ngũ sắc hoặc dây kim tuyến (5 màu) ,nếu có các vật dụng cũ bỏ đi bằng kim loại như đinh, ốc vít, sắt vụn...bỏ xuống càng tốt ( đây là cách thu nhỏ giếng lại, ứng dụng Ngũ hành “kim sanh thủy” hỗ trợ, khoảng 5-7 năm sau cây luồng tự hủy, Long mạch tự luân chuyển một cách tự nhiên không bị bế tắc đột ngột )

Nếu làm nhà ở trên giếng cũ thì dưới mặt nền nhà dùng ống nhựa nối thông với đầu trên cây luồng, âm dưới đất rồi nối thông ra một chỗ nào đó cho thông với khí trời sao cho đảm bảo phong thủy.

+ Cách 2:

- Lấy chỉ ngũ sắc cho vào lọ nhỏ, đóng kín nút sau đó thả vào giếng cũ rồi lấp đất. Khi lấp phải đổ sỏi hoặc đá xuống 1 lớp đến ngang mặt nước, rồi 1 lớp đất dầy, rồi đến 1 lớp đất sét, sau cùng mới đến đất thịt, có như vậy mới không nghẽn mạch Thủy Long.

Trên đây chungcu365.com gửi đến các bạn một số lưu ý khi xây nhà trên nền giếng. Khi xây nhà trên đất có giếng cũ thì cũng đừng quá lo lắng. Hãy nhớ chọn ngày giờ đẹp để lấp giếng, trước khi lấp thì cần xem thầy xem có vong trú ngụ không? nếu có hãy làm theo cách chungcu365.com bảo nhé. Và sau khi lấp thì hãy chọn loại móng cho hợp để xây nhà chắc chắn về sau. Cảm ơn quý độc giả nhiều.

Xây nhà trên giếng cũ cần lưu ý những gì?, 2 rm_ratings 2 rm_ratings
4.50/5 - Có 2 Bình chọn