Nghi lễ cúng động thổ khởi công xây nhà chuẩn và đầy đủ

Đăng bởi Biên Nguyễn
17/12/2020
1569
Tất cả những thông tin về nghi lễ cúng động thổ khởi công xây nhà: từ khâu chuẩn bị đến cách thức tiến hành, những lưu ý quan trọng

1.Cúng động thổ là gì?

Cúng động thổ là nghi lễ thường được người dân tổ chức khi khởi công xây dụng nhà cửa, công trình nói chung với mong muốn công trình được thi công một cách thuận lợi, gia chủ có thể được khỏe mạnh gặp nhiều may mắn trong công việc và cuộc sống sau khi dọn đến nhà mới này. Đây cũng là một nghi lễ bày tỏ lòng thành với thổ địa người chịu trách nhiệm cai quản khu đất ở giới âm.

2. Nguồn gốc lễ cúng động thổ

Nghi lễ cúng động thổ có nguốn gốc từ trung hoa từ năm 113 Trước Công Nguyên. Năm đó vua Hán Vũ Đế thấy triều đình có tục tế Trời mà không có tế Đất, bèn họp quần thần lại bàn việc tổ chức Lễ Hậu Thổ tức là tạ ơn Thần Đất hay còn gọi là Xã Tế.

Ngày xưa, Lễ động thổ hàng năm được tiến hành sau ngày mùng 3 tết. Động thổ phải có lễ cúng Thổ thần để trình xin bắt đầu động đến đất cho một Năm mới. Lễ động thổ là bắt đầu đào xới đất cát buổi đầu năm (một nghi thức trong nghề nông, có ý cầu mong cả năm làm ăn sẽ được thuận lợi).
Thực ra, ngày làm lễ động thổ không nhất định là phải vào ngày nào, nhưng để giúp dân chúng tiện việc làm ăn, nhiều làng thường cử hành lễ này sau ba ngày tết. Các bậc kỳ lão và quan viên được cử làm chủ tế và bồi tế để cúng thần Đất. Lễ vật cúng gồm hương đăng, trầu rượu, y phục và kim ngân đồ mã.
Trong buổi lễ, ông chủ tế với áo thụng xanh cuốc mấy nhát xuống đất để lấy một cục đất đặt lên bàn thờ, tường trình với Thổ thần xin cho dân làng được động thổ. Sau buổi lễ động thổ này, dân làng mới được động tới đất. Ai cuốc xới trước lễ động thổ bị dân làng bắt vạ. Trong ba ngày tết, nếu không may có ai mệnh chung, tang gia phải quàn lại trong nhà, đợi lễ động thổ xong mới được đào huyệt an táng.
Ngày nay, nếu không phải làm nghề nông, mà áp dụng vào xây dựng các công trình, người ta cũng bắt đầu từ công việc đào móng, hoặc đào, xúc đất tượng trưng để khởi công xây dựng một công trình, mà đào móng là động đến đất (Thổ địa) nên phải làm lễ xin phép.

3. Ý nghĩa của nghi lễ cúng động thổ

Ngày xưa người Việt tin rằng mỗi mảnh đất, khu vực đều có ông thần thổ địa coi giữ. Chính vì vậy trước đi làm nhà động chạm đến long mạch đất khu vực đó cần phải xin phép và bày tỏ lòng thành với vị thần này với mong muốn được mọi điều may mắn.

Sau khi gia chủ (chủ nhà hay chủ đầu tư) cúng xong. Thì đơn vị thi công cũng vào thắp nhang cúng và khấn giống như bên trên nhưng nhớ là. “Ngoài việc khấn cùng thần hoàng, thổ địa thì khấn thêm tổ nghề (Lỗ Ban) và cầu mong mọi việc tiến hành suôn sẻ thuận lợi”.

Sau khi tàn nhang thì gia chủ đổ các chén nước cúng, rượu cúng ra công trình, đốt giấy tiền vàng mã và rãi bánh, kẹo, gạo, muối ra công trình, cắm hoa cúng xuống công trình. Sau đó, chính tay gia chủ đặt viên gạch đầu tiên để khởi công xây dựng. Và viên gạch ấy phải đúng vị trí và không thay đổi di chuyển trong quá trình thi công.

Hiện nay, Lễ khởi công được xem như là nghi lễ để kính cáo với thần linh cầu sự phù trợ và cũng nhằm thông báo với tất cả mọi đối tượng về ý nghĩa của công trình bắt đầu xây dựng cho đến khi hoàn thành đưa vào sử dụng nó mang lợi ích nhất định đối với con người và xã hội. Cùng với sự phát triển của xã hội, Lễ khởi công ngày càng được chú trọng, nâng tầm quy mô, đòi hỏi sự bài bản và chuyên nghiệp của người tổ chức cho đến khi hoàn thành đưa vào sử dụng nó mang lợi ích nhất định đối với con người và xã hội. Cùng với sự phát triển của xã hội, Lễ khởi công ngày càng được chú trọng, nâng tầm quy mô, đòi hỏi sự bài bản và chuyên nghiệp của người tổ chức.

4. Chuẩn bị nghi lễ động thổ cần những gì?

Thông thường để chuẩn bị cho nghi lễ động thổ gia chủ cần chuẩn bị những đồ lễ sau:

  • 1 miếng thịt luộc,
  • 1 con tôm luộc
  • 1 quả trứng vịt luộc
  • 1 con gà
  • 1 đĩa xôi
  • 1 đĩa muối
  • 1 bát gạo
  • 1 bát nước
  • Nửa lít rượu trắng
  • 1 bao thuốc
  • 1 lạng chè
  • 1 bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng
  • 1 bộ đinh vàng hoa
  • 5 lễ vàng tiền
  • 5 cái oản đỏ
  • 5 lá trầu,
  • 5 quả cau
  • 3 miếng trầu cau
  • Mâm ngũ quả
  • Hoa tươi

5. Cách thức thực hiện nghi lễ cúng động thổ

Sau khi chọn ngày tốt làm nhà và chuẩn bị đồ lễ xong đến giờ tiến hành làm nghi lễ quý độc giả thực hiện theo các hướng dẫn sau:

xem thêm các tuổi đẹp làm nhà năm 2021

Gia chủ chọn vị trí cao ráo đẹp ngay giữa khu đất để bày đồ lễ lên bàn. Sau đó tiến hành thắp 2 cây đèn cầy đã chuẩn bị ở hai bên và đốt 7 cây nhang nếu gia chủ là nam, và 9 cây nhanh nếu gia chủ là nữ. Sau khi đã cúng khấn xong xuôi, hương gần tàn thì gia chủ phải đốt giấy vàng bạc, hóa tiền vàng và rải muối gạo. Khi đã rải muối gạo xong thì hãy động thổ bằng cách tự tay cuốc đất. Gia chủ thực hiện những phát cuốc tượng trưng vào vị trí muốn đào móng.

Riêng 3 hũ nhỏ đựng muối - gạo - nước thì cất giữ lại cho kỹ để khi nhập trạch thì đem để ở nơi thờ cúng Táo Quân.

6. Những lưu ý quan trọng thi tiến hành làm lễ cúng động thổ

  • Những người tham gia nghi lễ trang phục phải đoan chính, chỉnh tề, không mặc váy ngắn, áo cộc khi cúng lễ.
  • Thắp hương và vái bốn phương tám hướng để báo cáo trời đất và các linh hồn.
  • Trong quá trình khấn, quay về mâm lễ để khấn. Khấn thành tâm, đọc ra thành chữ khi cúng lễ.
  • Tuyệt đối không lựa chọn người phạm vào năm Hoang Ốc và Kim Lâu đây là 2 năm tuổi kỵ động thổ và xây nhà.
  • Khi cúng động thổ, người chủ đất phải lánh khỏi nơi làm nhà từ 50 m trở lên, sau khi hoàn tất việc động thổ mới trở về. Xây dựng nhà cao tầng, đổ mái lên tầng vẫn tiếp tục mượn người đó dâng hương, khấn lễ và gia chủ vẫn phải tạm tránh lúc làm lễ.
  • Đặc biệt khi nhập trạch, người mượn tuổi làm mọi thủ tục dâng hương, khấn thành lời bàn giao lại cho gia chủ. Lúc này chủ nhà làm giấy tờ mua lại với giá 100.000 đồng và khấn, lễ theo phần nhập trạch.

7. Bài văn khấn lễ động thổ

Nghi lễ cúng động thổ khởi công xây nhà chuẩn và đầy đủ, 18 rm_ratings 18 rm_ratings
4.59/5 - Có 18 Bình chọn

Các câu hỏi thường gặp

Q:

Cúng động thổ là gì?

A:

Cúng động thổ là nghi lễ thường được người dân tổ chức khi khởi công xây dụng nhà cửa, công trình nói chung với mong muốn công trình được thi công một cách thuận lợi, gia chủ có thể được khỏe mạnh gặp nhiều may mắn trong công việc và cuộc sống sau khi dọn đến nhà mới này.

Q:

Chuẩn bị nghi lễ động thổ cần những gì?

A:

1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc  1 quả trứng vịt luộc 1 con gà 1 đĩa xôi 1 đĩa muối 1 bát gạo 1 bát nước Nửa lít rượu trắng 1 bao thuốc 1 lạng chè  1 bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng 1 bộ đinh vàng hoa 5 lễ vàng tiền 5 cái oản đỏ 5 lá trầu, 5 quả cau  3 miếng trầu cau Mâm ngũ quả Hoa tươi

Q:

Cách thức thực hiện nghi lễ cúng động thổ?

A:

Gia chủ chọn vị trí cao ráo đẹp ngay giữa khu đất để bày đồ lễ lên bàn. Sau đó tiến hành thắp 2 cây đèn cầy đã chuẩn bị ở hai bên và đốt 7 cây nhang nếu gia chủ là nam, và 9 cây nhanh nếu gia chủ là nữ. Sau khi đã cúng khấn xong xuôi, hương gần tàn thì gia chủ phải đốt giấy vàng bạc, hóa tiền vàng và rải muối gạo. Khi đã rải muối gạo xong thì hãy động thổ bằng cách tự tay cuốc đất. Gia chủ thực hiện những phát cuốc tượng trưng vào vị trí muốn đào móng. Riêng 3 hũ nhỏ đựng muối - gạo - nước thì cất giữ lại cho kỹ để khi nhập trạch thì đem để ở nơi thờ cúng Táo Quân.