Cách xử lý nền nhà vệ sinh cao hơn nền nhà?

Đăng bởi Đinh Thảo
18/05/2021
496
Trong phong thủy, nền nhà vê sinh cao hơn nền nhà là một trong những điều cấm kỵ, mang lại năng lượng tiêu cực cho không gian sống. Bạn cần nắm được cách xử lý nền nhà vệ sinh cao hơn nền nhà để đảm bảo tính thẩm mỹ của không gian, mang lại sự may mắn và tài lộc của gia chủ.

Một trong những nguyên tắc khi thiết kế nhà ở chính là nền nhà vệ sinh không được cao hơn nền nhà. Tuy nhiên không phải ai cũng am hiểu về điều này, nhiều khi một số gia chủ vẫn vô tình phạm phải sai lầm này. Vậy cách xử lý nền nhà vệ sinh cao hơn nền nhà là gì?

1. Sai lầm trong quá trình thiết kế: nhà vệ sinh cao hơn nền nhà

Tại sao không nên đặt phòng vệ sinh giữa nhà? - Tuổi Trẻ Online

Xây dựng nhà của là một trong những công việc quan trọng của đời người. Các căn phòng trong một không gian cần phải được thiết kế hài hòa, hợp phong thủy và mang tới sự tiện lợi cho người sử dụng. Hầu hết trong mọi công trình thiết kế dù là nhà ở dân dụng, biệt thự, khách sạn, nhà nghỉ… sàn nhà vệ sinh sẽ được làm thấp hơn so với các phòng còn lại. Thiết kế này trong xây dựng được gọi là sàn âm. Điều này tương đối dễ hiểu bởi với nhà vệ sinh, chúng ta sẽ phải lắp thêm các đường ống, công, dây… sau đó mới láng nền và chống thấm. Đồng thời, sàn nhà vệ sinh bao giờ cũng phải thấp hơn các phòng khác để tránh tình trạng nước tràn ra bên ngoài gây ảnh hưởng tới các khu vực khác.

Trong một số trường hợp, gia chủ không làm sàn âm nên dùng sàn chính để làm toilet luôn, vì vậy nền nhà vệ sinh cao hơn nền nhà do phải lắp các ống kỹ thuật. Thiết kế này trong xây dựng là sai, thi công sai dẫn tới ảnh hưởng tới không gian sống và không phù hợp với phong thủy.

2. Tại sao không nên thiết kế nền nhà vệ sinh cao hơn nền nhà?

Nền nhà vệ sinh cao hơn nền nhà là một trong những điều cấm kị bạn cần biết trong thiết kế và xây dựng các công trình nhà ở, công cộng.

2.1. Xét về mặt kỹ thuật

Phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh đem đến tiền tài và may mắn

Như đã phân tích ở trên, nền nhà vệ sinh thuộc loại sàn âm. Trong khi cốt nền của các phòng trong căn nhà đều được tính bằng cốt đỉnh của dầm, còn cốt nền của khu vực nhà vệ sinh thì lại bằng cốt đáy dầm cộng với độ dày của toàn bộ sàn. Vì vậy theo đúng kỹ thuật sàn nhà vệ sinh luôn phải thiết kế thấp hơn nền nhà của các khu vực khác, tránh nước thải trong phòng vệ sinh không thể chảy sang các khu vực khác, gây ứ đọng.

Lấy một ví dụ đơn giản để bạn có thể dễ hình dung: Nếu dầm có chiều cao là 40 cm thì sàn nhà của khu vực vệ sinh sẽ phải thấp hơn các phòng khác là 30cm. Tuy nhiên do phải lắp đặt thêm hệ thống ống kỹ thuật nên nền sàn nhà vệ sinh sẽ nâng lên khoảng 15cm nữa. Sau khi hoàn thiện, ta có sàn nhà vệ sinh thấp hơn các khu vực khác 5cm.

2.2. Xét về mặt phong thủy

0972.602.123 Thế giới đèn Việt Nam Mua hàng qua điện thoại 0972.602.123  Trang chủ Sản phẩm Đèn LED trong nhà Đèn LED ngoài trời Bóng đèn LED Đèn  rọi ray LED Đèn LED trang trí Bộ đổi nguồn Đèn năng lượng mặt trời Đèn theo  ứng dụng Tư vấn ...

Xét về khía cạnh phong thủy, nước phải ở phía dưới, phong ở trên sẽ mang lại sự hợp lý. Trong khi đó, đây lại là nước bẩn thì càng phải nằm ở vị trí phía dưới. Nếu bạn để ý sẽ dễ dàng nhận thấy các khách sạn bao giờ cũng thiết kế nền vệ sinh thấp hơn so với nền phòng ngủ.

Theo cách lý giải phong thủy này, khi thiết kế nền nhà vệ sinh cao hơn nền nhà sẽ khiến hung khí đổ dồn vào chính căn phòng ấy, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người ở. Vì vậy chúng tôi khuyên bạn khi mắc phải sai lầm thiết kế này thì nên cải tạo ngay lập tức.

3. Hướng dẫn cách khắc phục tình trạng nền nhà vệ sinh cao hơn nền nhà

thi công chống thấm nền nhà vệ sinh

Bạn có thể khắc phục tình trạng nền nhà vệ sinh cao hơn nền nhà bằng cách nâng cao nền nhà chung hoặc hạ thấp nền nhà vệ sinh. Tuy nhiên cách xử lý này khá cồng kềnh và với một số căn hộ chung cư, không thể hạ thấp nền nhà vệ sinh xuống được hay cũng không thể nâng cao nền nhà các phòng trong gia đình. Trong trường hợp này, chúng tôi đưa ra một số biện pháp để gia chủ có thể dễ dàng khắc phục như sau:

  • Bạn có thể xây một đường gờ nhỏ với kích thước khoảng 5-7cm để chặn giữa nhà vệ sinh ra ngoài. Như vậy sẽ khắc phục được tình trạng nước bị tràn ra ngoài. Tuy nhiên bạn cũng cần chú ý hơn trong quá trình đi lại, tránh bị vấp ngã.
  • Bên cạnh đó, gia chủ nên treo 1 chiếc gương bát quái soi ở phía bên ngoài cửa nhà vệ sinh. Lưu ý nên treo gương ngay tại phía trên của cửa ra vào nhà vệ sinh, treo hướng gương hơi chếch xuống 1 chút và không áp tường chiếu vào trong nhà WC. Đặt phía trên gương 1 chiếc đèn màu vàng để ánh sáng hắt vào các phòng. Với cách bố trí này, bạn sẽ hóa giải được cái xấu, hạn chế được ác xạ. Đồng thời cũng có thể làm đẹp thêm cửa ra vào của gia đình nhà bạn nữa.

Nền nhà vệ sinh cao hơn nền nhà là một trong những cấm kỵ trong thiết kế nhà cửa gây ảnh hưởng tới sức khỏe và phong thủy của gia đình. Vì vậy khi gặp trường hợp này bạn cần tìm cách khắc phục nhanh chóng và phù hợp với tình trạng của từng gia đình. Trên đây là một số cách xử lý nền nhà vệ sinh cao hơn nền nhà mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc có thể tìm được cách khắc phục lỗi thiết kế này một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất.

Cách xử lý nền nhà vệ sinh cao hơn nền nhà?, 2 rm_ratings 2 rm_ratings
4.50/5 - Có 2 Bình chọn
vào Tạp chí mẹ và bé nuoidaycon.com.vn xem thông tin về thai bao nhiêu tuần thì quay đầu