Quy hoạch khu resort - khu nghỉ dưỡng cần lưu ý gì

Đăng bởi Khánh Ly
07/05/2021
717
Tìm hiểu về resort với những thông tin chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về loại hình này.

Sự phát triển vượt bậc của ngành du lịch tại Việt Nam trong những năm gần đây đã tạo bước tiền đề cho sự gia tăng của các loại hình kinh doanh bất động sản nghỉ dưỡng. Trong đó loại hình kinh doanh resort đã và đang phát triển vô cùng mạnh mẽ. Mô hình Resort đang có sự tăng trưởng nhanh thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư tập trung cho loại hình này. Resort trở thành dịch vụ lưu trú cao cấp được nhiều khách hàng tìm đến khi có nhu cầu nghỉ dưỡng dài ngày trong các kỳ nghỉ, tham quan du lịch. Để tạo nên một Resort có sức hút lớn thì chủ đầu tư cần lưu tâm đến nhiều yếu tố từ không gian, vị trí, kiến trúc, cảnh quan, quy hoạch tổng thể,…Vậy resort là gì? Quy hoạch khu resort - khu nghỉ dưỡng cần lưu ý gì? Các mô hình kinh doanh resort phổ biến hiện nay là gì?

Tìm hiểu về resort với những thông tin chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về loại hình này.

1. Resort là gì?

Resort là khu nghỉ dưỡng, là loại hình khách sạn được xây dựng độc lập thành khối hay quần thể. Trong quy mô đó sẽ gồm có những căn hộ cao cấp, biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp, villa,….ở những khu vực có cảnh quan, không gian rộng rãi, đẹp, yên bình, xa khu đô thị, dân cư để phục cụ nhu cầu nghỉ dưỡng, tham quan du lịch của con người. Ở Việt Nam, các khu Resort cao cấp thường nằm ở các khu vực ven biển Côn Đảo, Phú Quốc, Phan Thiết, Nha Trang, Đà Nẵng… Resort cũng giống như một loại hình khách sạn cao cấp. Vì vậy nó cũng được phân loại theo tiêu chuẩn thiết kế từ 1 sao đến 5 sao tùy thuộc vào chất lượng cơ sở vật chất, dịch vụ và mức độ tiện nghi của nó.

2. Các mô hình Resort phổ biến

2.1 Khu nghỉ dưỡng phức hợp

Khu nghỉ dưỡng phức hợp có thể hình dung như một thị trấn, một thành phố thu nhỏ bao gồm nhiều khách sạn trong đó. Khu nghỉ dưỡng phức hợp bao gồm đầy đủ các tiện ích nghỉ dưỡng được tích hợp trong một quy mô khép kín tại một địa điểm du lịch nào đó nhắm mang đến trải nghiệm du lịch và nghỉ dưỡng tốt nhất cho du khách. Theo đó, khu nghỉ dưỡng phức hợp sẽ có nhiều tiện ích khác nhau cung cấp cho du khách những dịch vụ như nhà hàng, khu vui chơi giải trí, bãi biển, bể bơi, khu thể thao, vườn trẻ, các cửa hàng bán lẻ, khách sạn hội nghị và các tiện nghi khác.

2.2 Khu nghỉ dưỡng khép kín

Khu nghỉ dưỡng khép kín được phân chia làm hai khu:

– Khu du lịch nghỉ mát: Những resort độc đáo có đặc điểm nổi bật là nơi khách du lịch đến đó để trải nghiệm vì những đặc điểm riêng mà nó sở hữu. Nó cũng có thể chính là một địa điểm du lịch nổi tiếng nào đó.

+ Khu du lịch chuyên ngành: Thường thêm vào các hình thức vui chơi giải trí sống động để thu hút du khách.

+ Khách sạn hội nghị: Cung cấp các phòng hội nghị, các dịch vụ cho việc hội họp, một số phòng triển lãm, không gian trưng bày, nhà hàng, các cửa hàng bán lẻ, cơ sở y tế…

– Sòng bạc (Casino): Casino mang rất nhiều tiện ích cho du khách nghỉ dưỡng. Bao gồm các tiện ích như nhà hàng, spa, sân golf, phòng game, sòng bạc,….

2.3 Khu nghỉ dưỡng tiện lợi

Công trình nghỉ dưỡng tiện lợi được hình thành từ các khách sạn trong các thành phố. Những khách sạn này được cải tiến có thêm cụm spa, casino, các cụm rạp hát, khu mua sắm. Thông thường các resort khu nghỉ dưỡng tiện lợi ở Việt Nam hiện nay thường sẽ được thêm vào 1 đến 2 tiện ích. Do đó, nó không có tính khép kín.

3. Hồ sơ thiết kế Resort bao gồm những gì?

Thông thường, một hồ sơ thiết kế cho một dự án Resort đầy đủ bao gồm những loại hồ sơ sau đây:

  • Hồ sơ thiết kế sơ bộ
  • Hồ sơ thiết kế kết cấu công trình
  • Hồ sơ thiết kế điện, cấp thoát nước và công nghệ thông tin cho công trình
  • Hồ sơ thiết kế nội thất công trình
  • Hồ sơ in màu phối cảnh kiến trúc nhà ở với khắc họa chân thật bằng hình ảnh màu 2D, 3D
  • Hồ sơ dự toán thi công kiến trúc công trình

Trong phạm vi bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ phân tích một số giai đoạn chính khi lập hồ sơ thiết kế Resort để bạn đọc tiện theo dõi.

3.1 Hồ sơ thiết kế cơ sở

- Sơ đồ vị trí và giới hạn khu đất quy hoạch

- Bản đồ đánh giá tổng hợp hiện trạng

- Thuyết minh thiết kế cơ sở: tóm tắt địa điểm, phương án thiết kế tổng mặt bằng, quy mô công trình, giải pháp kết nối hạ tầng; giải pháp kiến trúc, kết cấu, kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật, công nghệ; giải pháp bảo vệ môi trường; giải pháp phòng chống cháy nổ; danh mục các quy chuẩn và tiêu chuẩn áp dụng.

- Bản vẽ thiết kế xây dựng: thể hiện các giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng, kiến trúc công trình, kết cấu, hệ thống kỹ thuật chính, hạ tầng ... với kích thước và khối lượng chính, các mốc định vị, tọa độ và cao độ xây dựng theo hệ tọa độ quốc gia VN-2000, bản vẽ kết nối với hạ tầng khu vực.

- Bản vẽ hệ thống phòng cháy và chữa cháy.

- Tờ trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Các tài liệu pháp lý có liên quan.

3.2 Hồ sơ thiết kế kỹ thuật

Nội dung thiết kế kỹ thuật bao gồm 3 phần:

– Phần thuyết minh

– Phần bản vẽ

– Tổng dự toán

Phần thuyết minh

Phần thuyết minh của hồ sơ thiết kế kỹ thuật bao gồm các phần sau:

– Căn cứ để lập thiết kế kỹ thuật.

– Thuyết minh tổng quát

– Nội dung cơ bản của dự án đầu tư được duyệt.

– Tóm tắt nội dung đồ án thiết kế được chọn và các phương án so sánh.

– Các thông tin và chỉ tiêu cần đạt được của công trình theo phương án được chọn.

– Danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng, thiết kế mẫu được sử dụng.

Phần bản vẽ của thiết kế kỹ thuật bao gồm

– Hiện trạng của mặt bằng và vị trí trên bản đồ của công trình được thiết kế.

– Tổng mặt bằng bố trí chi tiết các hạng mục công trình và các hệ thống kỹ thuật.

– Phối cảnh toàn bộ công trình.

– Mặt bằng, mặt cắt ngang, cắt dọc chính, các mặt đứng của hạng mục công trình.

– Các bản vẽ chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây dựng (san nền, thoát nước), và các công trình hạ tầng ngoài nhà (đường, cấp điện, cấp nước, thải nước, xử lý nước thải, bảo vệ môi trường).

– Sơ đồ mặt bằng các phương án bố trí và kích thước các kết cấu chịu lực chính: nền, móng, cột, dầm, sàn…

– Bố trí trang thiết bị và các bộ phận công trình phụ cần thiết.

– Các hệ thống công trình kỹ thuật bên trong công trình: cấp điện, cấp nước, thải nước, thông gió, điểu hoà nhiệt độ, thông tin, báo cháy, chữa cháy.

– Lối thoát nạn và giải pháp chống cháy nổ công trình. – Xây dựng bên ngoài: hàng rào, cây xanh, sân vườn.

- Tổng mặt bằng tổ chức xây dựng và mặt bằng thi công các hạng mục đặc biệt.

– Mô hình toàn bộ công trình hoặc từng bộ phận công trình.

Phần tổng dự toán

Tổng dự toán xây dựng nói lên toàn bộ chi phí dự án mà các chủ đầu tư phải bỏ vốn thực hiện. Tổng dự toán không được vượt tổng mức đầu tư được duyệt,

Tổng dự toán xây dựng công trình bao gồm các dự toán xây dựng công trình, hạng mục công trình; chi phí quản lý dự án và chi phí khác của dự án chưa được tính trong dự toán xây dựng công trình, hạng mục công trình.

3.3 Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công

Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công gồm 2 phần chính: bản vẽ thi công và dự toán thiết kế bản vẽ thi công.

Bản vẽ thi công bao gồm:

– Chi tiết các bộ phận công trình: thể hiện đầy đủ vị trí, kích thước, quy cách và số lượng từng loại vật liệu cấu kiện có ghi chứ cần thiết cho người thi công.

– Chi tiết về mặt bằng, mặt cắt các hạng mục công trình; thể hiện đầy đủ vị trí kích thước các chi tiết kết cấu, thiết bị công nghệ, có biểu liệt kê khối lượng xây lắp và thiết bị của hạng mục công trình đó, chất lượng, quy cách của từng loại vật liệu, cấu kiện điển hình được gia công sẵn, có thuyết minh hướng dẫn về trình tự thi công, các yêu cầu về kỹ thuật an toàn lao động trong thi công.

– Chi tiết lắp đặt thiết bị công nghệ và hệ thống kỹ thuật đường xá.

Tổng hợp khối lượng xây lắp, thiết bị, vật liệu của từng hạng mục công trình và toàn bộ công trình (thể hiện đầy đủ các quy cách, số lượng của từng loại vật liệu, cấu kiện, thiết bị).

– Gia công cấu kiện và các chi tiết phải làm tại công trường.

– Bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ, an toàn vận hành…

– Quy trình kỹ thuật bảo hành, bảo trì công trình.

Dự toán thiết kế bản vẽ thi công bao gồm:

– Căn cứ và cơ sở để lập dự toán.

– Bảng dự toán chi phí xây dựng của lừng hạng mục công trình và tổng hợp dự toán chi phí xây dựng của tất cá các hạng mục công trình.

Cảm ơn quý khách hàng và bạn đọc đã theo dõi bài viết!

Tham khảo thêm về Các dự án thiết kế Resort khu nghỉ dưỡng cao cấp tại ACI Home

Liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn chi tiết và sớm nhất!

Hotline: 0968 88 00 55

Email: acihomesg@gmail.com

Quy hoạch khu resort - khu nghỉ dưỡng cần lưu ý gì, 2 rm_ratings 2 rm_ratings
4.50/5 - Có 2 Bình chọn